Câu hỏi thường gặp

(THPT)_Những câu hỏi thường gặp

Cập nhật: 19-03-2019 01:09:00 | Câu hỏi thường gặp | Lượt xem: 3104

 

 

1. Thời gian tuyển sinh của Nhà trường bắt đầu khi nào?

Nhà trường bắt đầu nhận hồ sơ tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021 từ ngày 01/07/2020, trong giờ làm việc hành chính tại Văn Phòng của Trường THPT Hữu Nghị Quốc tế: Số 36 Dân Lập, Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng. Mời quý Phụ huynh xem nội dung chi tiết trong Thông báo tuyển sinh của Nhà trường.

2. Tuyển sinh của Nhà trường có gì khác so với các trường công lập?

Năm học 2020-2021, Trường tuyển sinh theo các hình thức:

(i) Xét tuyển vào lớp 10 theo kết quả học tập ở trung học cơ sở đối với thí sinh có kết quả học tập năm lớp 9 từ 7,0 trở lên, hạnh kiểm tốt. Nguyên tắc xét tuyển: lấy điểm trung bình học tập năm lớp 9 từ cao xuống thấp, trường hợp điểm bằng nhau thì ưu tiên hồ sơ nộp sớm hơn. Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trước ngày 25/7/2020.

(ii) Xét tuyển vào lớp 10 theo tổng điểm kỳ thi vào lớp 10 của Thành phố; cách tính điểm theo quy định chung của Sở Giáo dục và Đào tạo. Nguyên tắc xét tuyển: lấy từ điểm cao trở xuống. Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển ngay sau khi có điểm chuẩn lần 1.

3. Lịch học tập của Trường được tổ chức như thế nào?

Nhà trường thực hiện học bán trú, giờ học bắt đầu từ 08h00 đến 16h35 hàng ngày từ thứ Hai đến hết sáng thứ Bảy, chiều thứ Bảy là sinh hoạt ngoại khóa và câu lạc bộ sở thích.

4. Việc sắp xếp lớp học được thực hiện như thế nào?

Các lớp được xếp theo hai khối lớp cơ bản là Ban A, B và Ban D, C. Việc xếp lớp được thực hiện trên cơ sở lực học và nguyện vọng của học sinh.

5. Chương trình giáo dục của Trường có gì khác biệt so với các trường khác?

Với hình thức bán trú, học sinh có nhiều thời gian học tập và vui chơi ở Trường hơn, hạn chế được việc lãng phí thời gian và rủi ro khi đi lại trên đường.

Ngoài học Chương trình giáo dục quốc gia như các trường khác (30 tiết/tuần), học sinh còn được học tăng cường 14 tiết/tuần dành cho một số môn học thuộc khối lớp học sinh đăng ký và các môn học giúp học sinh phát triển năng khiếu của bản thân, được tham gia các câu lạc bộ sở thích và hoạt động ngoại khóa. Chương trình như vậy sẽ giúp  học sinh có nhiều cơ hội thể hiện và phát triển các năng lực cá nhân riêng của mỗi người.

6. Học sinh có bị quá tải khi vừa phải học chương trình giáo dục quốc gia, vừa phải học chương trình giáo dục tăng cường của Nhà trường?

Việc đưa thêm các môn học khác về thể thao, mỹ thuật, âm nhạc, vv… và các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh thay đổi không khí, cân bằng cảm xúc, giảm áp lực học tập, giúp các em cảm nhận tốt hơn cái đẹp của cuộc sống, “Happy Learning for a Happy Life” mà. Hơn thế nữa, hiểu biết thêm một lĩnh vực là học sinh lại có thêm một cách thức kết nối với các cộng đồng khác nhau trong xã hội, điều này rất quan trọng góp phần vào thành công của các em sau này.

7. Giáo dục STEM của Nhà trường được thực hiện như thế nào?

Năm 2017, HNS được Chương trình Fulbright Hoa Kỳ cử chuyên gia giáo dục Elizaberth Zan, giáo viên xuất sắc của Hoa Kỳ sang hướng dẫn chuyển giao phương pháp và chương trình giảng dạy STEM. Chương trình này được xây dựng bởi các chuyên gia đầu ngành tại Học viện Khoa học Kỹ thuật Boston, chia thành từng chủ đề ở các lĩnh vực khoa học khác nhau; ví dụ như: nông nghiệp, môi trường, tự động hóa, vv... Do thời gian có hạn, không thể tổ chức dạy như một môn học riêng biệt được nên giáo dục STEM sẽ được tích hợp vào chương trình môn Công nghệ; hay nói cách khác thì môn Công nghệ sẽ được dạy hướng theo phương pháp giảng dạy STEM của Hoa Kỳ.

8. Chỉ học tại Trường thì có vào được các trường đại học trong nước không?

Nhà trường thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục quốc gia; ngoài ra, học sinh còn được học thêm một số giờ nhất định ở các môn học theo định hướng lựa chọn của các em. Với sự quan tâm, chăm lo của đội ngũ giáo viên, các em hoàn toàn có đủ năng lực để vào các học trường đại học phù hợp ở trong nước nếu có ý thức học tập tốt.

9. Học ở Trường, học sinh định hướng du học có thuận lợi gì?

Tất cả các học sinh của Trường đều được học tăng cường về ngoại ngữ. Với 30% thời lượng học ngoại ngữ cùng giáo viên người nước ngoài trong suốt quá trình học tập ở Trường sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng nghe nói, tự tin hơn trong giao tiếp với người nước ngoài; giúp học sinh thuận lợi hơn khi thi các chứng chỉ Quốc tế về ngoại ngữ. Có ý thức học tập tốt, các em có thể đạt chứng chỉ Ngoại ngữ B1 quốc tế khi tốt nghiệp, đạt yêu cầu về ngoại ngữ khi du học.

Các học sinh có định hướng du học có thể đăng ký để được hướng dẫn xây dựng và chuẩn bị hồ sơ du học, được tư vấn chọn trường, phù hợp với năng lực tài chính và nguyện vọng của mình, được giúp đỡ chuẩn bị tốt về tâm thế, kiến thức và phương pháp học tiên tiến, đảm bảo không bị sốc về văn hóa và phương pháp học tập khi du học.

10. Chương trình giáo dục quốc gia được giảng dạy tại Trường có gì đặc biệt?

Sự đặc biệt là ở cách thức, phương pháp giảng dạy và sự quan tâm của giáo viên tới từng học sinh trong lớp, đảm bảo không có học sinh nào bị “lãng quên” hay “bỏ rơi” trong giờ học. Với sĩ số lớp học chỉ có 32 học sinh và với cách thức quản lý của Nhà trường, các giáo viên có điều kiện thuận lợi hơn trong việc cộng tác với nhau để hỗ trợ từng cá nhân học sinh học tập, hạn chế tối đa việc học sinh bị quá tải vì bài tập về nhà.

11. Việc ăn và nghỉ trưa của học sinh được tổ chức như thế nào?

Học sinh được ăn trưa theo suất ăn như nhau tại phòng ăn của Nhà trường. Ban Đại diện cha mẹ học sinh sẽ là một bên quan trọng tham gia cùng với Nhà trường để đảm bảo điều kiện về sinh, an toàn thực phẩm, chất lượng và định lượng từng suất ăn cho các con.

Sau khi ăn trưa học sinh nghỉ tại phòng có điều hòa. Cán bộ của Nhà trường sẽ quản lý việc ngủ trưa trực tiếp tại các phòng và giám sát thông qua hệ thống camera. Trường hợp đặc biệt, nếu phụ huynh học sinh muốn con ăn và nghỉ trưa tại gia đình thì cần có đơn đăng ký trước với Nhà trường và cam kết cho con đến trường đúng giờ học quy định.

12. Học sinh tham gia các câu lạc bộ sở thích, hoạt động ngoại khóa có phải đóng góp kinh phí không?

Có rất nhiều câu lạc bộ sở thích để học sinh tham gia như: Tiếng Anh, Âm nhạc, Dancing, Bóng đá, Truyền thông, Kịch,… Các câu lạc bộ sở thích được tổ chức theo sở thích và nguyện vọng riêng của từng học sinh do đó học sinh sẽ cần có đóng góp tùy theo từng loại hình câu lạc bộ.

Các hoạt động ngoại khóa của học sinh được tổ chức thường xuyên theo các chủ đề khác nhau. Ban Đại diện cha mẹ học sinh cùng bàn bạc với Nhà trường để phối hợp tổ chức các hoạt động này trên cơ sở nguyện vọng, nhu cầu của học sinh.

13. Đội ngũ giáo viên và công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường như thế nào?

Đội ngũ giáo viên cơ hữu của Trường là những người đã được tuyển chọn qua các vòng thi tuyển, đảm bảo đủ trình độ, nhiệt huyết và đam mê trong công tác giáo dục học sinh. Đây chính là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của các lớp, là người trực tiếp chăm lo, giáo dục học sinh và là cầu nối quan trọng với các phụ huynh.

Đội ngũ giáo viên thỉnh giảng của Trường là những giáo viên có uy tín, có phương pháp sư phạm tốt. Đây đều là các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi được Nhà trường chọn mời về từ các trường THPT trong Thành phố.

Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh, Nhà trường thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy và công tác chủ nhiệm của giáo viên, kết hợp với việc thu thập ý kiến phản hồi của học sinh vào cuối mỗi học kỳ.

14. Học phí và các khoản thu khác của Nhà trường như thế nào?

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh học sinh, Nhà trường khuyến khích phụ huynh chuyển học phí và các khoản thu khác qua hệ thống trực tuyến ViettelPay. Học phí năm học 2020-2021 của Nhà trường là 3.000.000 đồng/tháng (ba triệu đồng/tháng). Mời phụ huynh liên hệ với Văn phòng Nhà trường để được giải đáp chi tiết hơn. Mức học phí như vậy thực ra là không cao nếu so sánh với tổng chi phí của mỗi học sinh ở các trường khác có chi trả cho việc học thêm toán, văn, ngoại ngữ, vv…, học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài.

15. Nhà trường có chế độ miễn giảm học phí không?

Có, Nhà trường thực hiện chế độ giảm học phí với nhiều đối tượng khác nhau, như con em gia đình chính sách xã hội, gia đình có nhiều con theo học tại hệ thống HNS,… Mời phụ huynh liên hệ với Văn phòng Nhà trường để được giải đáp chi tiết hơn.

16. Học sinh chuyển trường đi hoặc đến giữa chừng trong năm học thì có khó khăn gì không?

Việc chuyển đi hoặc đến học ở Trường giữa chừng trong năm học được thực hiện theo quy định chung của Sở Giáo dục và Đào tạo; tuy nhiên Nhà trường chỉ tiếp nhận học sinh chuyển đến khi còn chỗ trống trong một lớp nào đó.

17. Việc đảm bảo an toàn, an ninh trật tự của Nhà trường được tổ chức như thế nào?

Nhà trường coi trọng công tác giáo dục, tạo sự gắn bó giữa các học sinh trong lớp và trong trường, phát huy năng lực tự quản của học sinh trong các hoạt động. Hơn nữa, trong khuôn viên khép kín với hệ thống camera trong từng lớp học và ở các lối ra vào, cán bộ quản lý học sinh sẽ giám sát toàn bộ quá trình học tập, ăn uống, nghỉ trưa và vui chơi của các em, kịp thời can thiệp khi có vấn đề xảy ra.

18. Công tác y tế học đường của Nhà trường thế nào?

Nhà trường có phòng Y tế với đầy đủ phương tiện sơ cấp cứu, có thuốc mem đầy đủ, có 01 Bác sĩ và 01 Y sĩ làm nhiệm vụ trực và chăm sóc học sinh khi chẳng may bị ốm đau.

 

đăng ký tham quan trường

đăng ký
tham quan trường


Bản quyền nội dung thuộc về Trường Hữu Nghị Quốc Tế